Home » Học cách đàm phán để Khởi nghiệp thành công

Học cách đàm phán để Khởi nghiệp thành công

Học cách đàm phán để khởi nghiệp thành công

Học cách đàm phán để khởi nghiệp thành công

 

Làm việc trong môi trường doanh nghiệp, bạn sẽ phải thường xuyên gặp gỡ, đàm phán với các khách hàng và đối tác của mình. Với những người mới khởi nghiệp, họ thường hay mắc phải những lỗi thông thường dẫn đến đàm phán thất bại. Để Khở nghiệp thành công, bạn phải biết cách vận dụng các kỹ năng, kinh nghiệm của mình đúng lúc, đúng chỗ để  giành được lợi thế đàm phán về mình và dễ dàng đạt được mục tiêu khi đàm phán với các đối tác kinh doanh.

Hãy chia cuộc đàm phán thành 4 giai đoạn chính và có sự chuẩn bị kĩ lưỡng từng bước hành động cho từng giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị: hãy xác định kết quả cuối cùng mà bạn mong muốn sau cuộc đàm phán và tìm hiểu rõ người sẽ đàm phán với bạn là ai, họ cần gì. Bạn cần liệt kê danh sách những yếu tố không thể đàm phán, những điều bạn phải đạt được và những điều có thể đánh đổi đề từ đó lên kế hoạch những hành động cụ thể và để không bị rơi vào thế bị động trong những tình huống bất ngờ.

 

Giai đoạn lắng nghe: Đây là một giai đoạn quan trọng mà rất ít nhà đàm phán có thể thực hiện được. Hãy để người đối thoại trình bày hết những nhu cầu của họ và bạn hãy lắng nghe một cách chủ động bằng cách đặt ra một số câu hỏi để có thể thu thập được những thông tin cần thiết và để hiểu chính xác những thông điệp mà đối tác đưa ra, từ đó có cách đối đáp lại thích hợp nhất. Lắng nghe hiệu quả sẽ giúp bạn phát hiện được mục đích, yêu cầu của đối tác, và những thông tin này sẽ góp phần mang đến kết quả đàm phán thành công nhất.

Giai đoạn tranh luận: Là một nhà đàm phán khôn ngoan, bạn phải luôn là người chiếm lĩnh ưu thế. Đừng bao giờ để những phát biểu hay đề nghị của đối phương khiến bạn rơi vào trạng thái mất kiểm soát hành vi và lời nói bản thân mà phải khéo léo phản bác lại những quan điểm của họ. Nếu không đồng ý chấp nhận điều khoản nào đó, bạn phải tìm cách diễn đạt một cách nhẹ nhàng, hợp lý và thuyết phục. Bên cạnh đó, phải biết nhượng bộ đúng lúc trong chừng mực có thể để không gây thất bại cho lần đàm phán này nhưng vẫn đảm bảo giá trị mang lại cho cả hai bên.

Giai đoạn kí kết: Linh hoạt xem xét và nắm bắt những cơ hội kí kết hợp đồng một khi đối tác đồng ý với những thỏa thuận đã đưa ra. Kiểm tra lại toàn bộ những thỏa thuận giữa hai bên và thành lập một bản hợp đồng an toàn, hạn chế những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra với mình trong quá trình thực hiện.

Nếu bạn là một nhà đàm phán thực hiện tốt những bước đã nêu ra ở trên, bạn sẽ là một người Khởi nghiệp thành công. Nếu bạn chưa xác định được cách thực hiện và chưa có những kỹ năng cần thiết, hãy tham gia vào chương trình đào tạo Khởi nghiệp của YUP Institute để được anh Tạ Minh Tuấn chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức giúp bạn nâng cao kỹ năng đàm phán của mình và hơn nữa, để chuẩn bị cho một Khởi nghiệp thành công.

Học cách đàm phán để Khởi nghiệp thành công

Trả lời